Có 135 kết quả được tìm thấy
Tại Lễ hội Hoa Lư năm 2025, cùng với các nghi lễ, các trò chơi dân gian là nguồn sử liệu vô cùng quý giá trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Trong đó nhiều trò chơi dân gian đặc sắc đã diễn ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương về dự lễ hội.
Ngày 22/2, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2025 đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc huyện miền núi Nho Quan.
Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Ngày vía Thần Tài theo truyền thống dân gian là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, bày biện mâm cúng để cảm tạ những phước lành mà Thần Tài mang đến cho năm trước và cầu mong sự may mắn về tài lộc cho năm sau. Nhiều người cho rằng ngày vía Thần Tài nên mua vàng để cả năm may mắn. Qua đó giá vàng ngày vía Thần Tài tăng qua từng năm.
Tối 1/9, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tại bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc (xã Ninh Hải, Hoa Lư), Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Tam Cốc năm 2024 với chủ đề "Hương di sản-Sắc dân gian".
Với chủ đề "Hương Di sản - Sắc Dân gian", Lễ hội văn hóa ẩm thực Tam Cốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 2/9 tại bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
(Theo TTXVN) - Ngày 27/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo về "Phát triển du lịch dựa trên phát huy giá trị trò chơi, trò diễn dân gian vùng Đồng bằng sông Hồng".
(Theo TTXVN)-Thủa ban đầu chỉ là loại quà rong rao bán khắp phố phường Hà Nội vào những năm 1907 - 1910, trải qua thời gian, Phở Hà Nội dần trở thành món ăn được ưa chuộng không chỉ với người dân thành thị mà dần lan tỏa tới nông thôn và các vùng miền khác trên cả nước. Với ý nghĩa đặc biệt đó, ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2328/QĐ - BVHTTDL đưa "Phở Hà Nội" của thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian.
(Theo TTXVN) - Trong khuôn khổ Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024 kết hợp xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP, chiều 5/8, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển Bảo tồn Văn hóa Nghệ thuật Đông Nam Á tổ chức Hội thi xác lập kỷ lục "100 món bánh dân gian chế biến từ thốt nốt".
Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An" chính thức khai mạc vào ngày 1/6. Những ngày này, các cấp Hội phụ nữ huyện Hoa Lư đang tích cực tập luyện các tiết mục dân vũ cũng như các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian chuẩn bị tham gia biểu diễn tại Tuần Du lịch.
Tam hoa 222 đối với nhiều người mang ý nghĩa về sự khởi đầu, hạnh phúc và cân bằng. Hơn nữa hình thức của bộ số 222 cũng thu hút, bắt mắt nên không ít người săn tìm cũng như khao khát sở hữu.
Cùng với các nghi lễ, các trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.
Ngày 17/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đoàn đại biểu và nghệ nhân dân gian hai huyện Cẩm Khê và Yên Lập đã tổ chức dâng lễ vật bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024.
Truyền thuyết dân gian xưa có câu "Đại Hữu sinh Vương, Điềm Dương sinh Thánh" để nói về huyện Gia Viễn-vùng đất địa linh đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và Thánh Nguyễn Minh Không.
Công chúng yêu nhạc vừa đón nhận bài hát mới mang tên "Trúc mọc bên đình"- một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long do NSƯT Tân Nhàn thể hiện. Đây là bài hát mang đậm chất liệu âm nhạc dân gian đồng bằng Bắc Bộ.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2024 đang diễn ra tưng bừng, náo nhiệt với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao… thu hút đông đảo người dân và du khách về dự. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện giới thiệu, quảng bá, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Ngày 3/2, trong không khí chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024) và đón Xuân Giáp Thìn, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy đã tổ chức "Ngày hội văn hóa dân gian chào Xuân Giáp Thìn 2024".
Trong đời sống văn hóa hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Thời gian qua, ngành Văn hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động sự tham gia của người dân nhằm lưu giữ, bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống. Trong quá trình ấy không thể không kể đến sự đóng góp công sức, trí tuệ của các nghệ nhân dân gian trong hoạt động bảo tồn vốn cổ.
Tôn vinh và phát huy giá trị những loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung, của quê hương Ninh Bình nói riêng là thành công lớn nhất mà Liên hoan các CLB nghệ thuật truyền thống không chuyên tỉnh năm 2023 đã đạt được.
Chiều 22/10 tại Sân vận động xã Cúc Phương đã diễn ra lễ bế mạc Giải thể thao truyền thống và các trò chơi dân gian dân tộc Mường huyện Nho Quan năm 2023.
Ngày 20/10, tại sân vận động xã Cúc Phương đã diễn ra lễ khai mạc Giải bóng chuyền nam, bóng chuyền hơi nữ và Giải các trò chơi dân gian dân tộc Mường huyện Nho Quan năm 2023.
Ninh Bình là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống do các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển chính là những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc riêng của địa phương. Làm thế nào để bản sắc văn hóa trở thành "mã định danh" của địa phương? Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, sau đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Ninh Bình được xem là cái nôi của nghệ thuật dân gian hát Xẩm. Trong định hướng phát triển của tỉnh nói chung và phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng đều đặt vấn đề bảo tồn các giá trị nghệ thuật. Trong đó, việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đã sớm được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch và góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.